Tiếng Trung Ngôn ngữ ở Hồng Kông

Do sự nhập cư của dân cư từ vùng Quảng Đông vào Hồng Kông mà tiếng Quảng Đông phương ngôn chiếm ưu thế ở đây. Ngoài ra còn nhiều phương ngôn của các dân cư bản địa mà không thể thông hiểu lẫn nhau.

Cũng có một ngôn ngữ viết dựa trên từ vựng và ngữ pháp của tiếng Quảng Đông khẩu ngữ được gọi là tiếng Quảng Đông viết. Mặc dù chính sách không ủng hộ tiếng Quảng Đông viết, nhưng nó đã trở nên phổ biến trên các phương tiện truyền thông tin tức có liên quan đến giải trí và tin tức địa phương. Tiếng Quảng Đông viết khó hiểu đối với những người không nói tiếng Quảng Đông và được một số nhà giáo dục coi là không chuẩn mặc dù nó được sử dụng rộng rãi ở Hồng Kông. Một số người chấp nhận tiếng Quảng Đông viết vì đã nó giải quyết những thách thức mà tiếng Trung viết tiêu chuẩn phải đối mặt trong văn hóa đại chúng.

Các ký tự Trung Quốc truyền thống được sử dụng rộng rãi và là tiêu chuẩn viết trên thực tế ở Hồng Kông. Tiếng Trung giản thể được nhìn thấy trong một số áp phích, tờ rơi, bảng hiệu ở các khu du lịch.

Tiếng Quảng Đông

Ngôn ngữ chủ yếu của Hồng Kông là tiếng Quảng Đông chuẩn (粵語, 廣州話, 廣東話, 廣府話, 白話, 本地話[5]), được 88,2% dân số sử dụng tại nhà hàng ngày. Là một ngôn ngữ chính thức, nó được sử dụng trong giáo dục, phát thanh truyền hình, quản lý chính phủ, pháp luật và tư pháp, cũng như trong giao tiếp hàng ngày. Do ưu thế của nó trong toàn cộng đồng, tiếng Quảng Đông hầu như là ngôn ngữ độc quyền trong diễn ngôn chính thức ở tất cả các cấp hành pháp, lập pháp và tòa án của Hồng Kông.

Một phần của bảng hiệu chào đón đa ngôn ngữ tại nhà ga KCR East Tsim Sha Tsui cũ. (Từ trên xuống: Pháp, Nhật, Tây Ban Nha và Hàn Quốc).Tên đường ở Hồng Kông được viết bằng cả tiếng Anh và tiếng Trung

Các phương ngôn bản địa

Một vài phương ngữ liên quan chặt chẽ với tiếng Quảng Đông tiêu chuẩn tiếp tục được nói ở Hồng Kông. Đáng chú ý nhất là phương ngữ Vị Đầu (圍頭話), chủ yếu được nói bởi thế hệ cũ sống trong các ngôi làng ở Tân Giới. Ngoài ra, người Tanka (蜑家人/疍家人/水上人) từ các làng chài trên các hòn đảo xa xôi nói biến thể tiếng Quảng Đông của riêng họ. Tuy nhiên, phương ngữ này hiện nay phần lớn chỉ giới hạn ở những người trung niên trở lên.

Tiếng Khách Gia

Khách Gia là người bản địa ở nhiều khu vực ở Tân Giới và trong các cộng đồng Khách Gia ở Hồng Kông. Ngày nay, bên ngoài những khu vực này và những nhóm dân cư lớn tuổi, thì nhóm người Khách Gia trẻ giao tiếp chủ yếu bằng tiếng Quảng Đông.[6][7]

Tiếng Mân Nam

Triều Châu, Phúc Kiến và Đài Loan là các phương ngữ tiếng Hoa của người Mân Nam (Mân Nam) thường thấy ở Hồng Kông. Tuy nhiên, việc sử dụng chúng phần lớn chỉ giới hạn ở những người di cư gần đây từ Đài Loan hoặc Phúc Kiến và hậu duệ ở độ tuổi trung niên của những người nhập cư từ các vùng bản ngữ này.

Tiếng Đài Sơn

Tiếng Đài Sơn bắt nguồn từ những người di cư từ quận Đài Sơn ở Trung Quốc đại lục. Tiếng Đài Sơn vẫn có thể được tìm thấy ở một số khu vực ở Hồng Kông nơi người di cư tập trung, chẳng hạn như Sai Wan.

Tiếng Thượng Hải

Tiếng Thượng Hải, hay tiếng Ngô nói chung, thường được nói bởi những người di cư trốn khỏi Thượng Hải sau khi Đảng cộng sản tiếp quản Trung Quốc vào năm 1949. Con cháu của họ đã hòa nhập vào xã hội nói tiếng Quảng Đông chính thống. Tuy nhiên, vẫn có một cộng đồng người nhập cư khá lớn sau cuộc cải cách kinh tế của Trung Quốc vào năm 1978 và khoảng 1,1% dân số nói tiếng Thượng Hải theo điều tra dân số năm 2016.[8]

Tiếng Quan Thoại

Khi Hồng Kông còn là thuộc địa của Vương quốc Anh, tiếng Quan Thoại (普通話/現代標準漢語/國語/北方話) không được sử dụng rộng rãi ở Hồng Kông. Kể từ khi bàn giao năm 1997, sự gia tăng mạnh mẽ của du lịch trong nước từ đại lục đã dẫn đến việc sử dụng rộng rãi hơn nhiều tiếng Quan thoại, đặc biệt là trong thương mại liên quan đến du lịch.

Ngoài ra, số lượng lớn trẻ em soeng1 fei1 (雙非) (trẻ em sinh ra ở Hồng Kông có cha mẹ đều đến từ Đại lục) đã làm tăng số lượng người nói tiếng Quan thoại, đặc biệt là ở các quận gần biên giới, chẳng hạn như lượng trẻ em biết nói tiếng Quan Thọai chiếm tỷ lệ lớn hoặc thậm chí là chủ yếu trong số các học sinh tiểu học ở các quận đó, dẫn đến sự bắt đầu chuyển đổi ngôn ngữ ở khu vực đó.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Ngôn ngữ ở Hồng Kông http://210.0.141.99/big5/news/ReadNews.asp?NewsID=... http://www.centajob.com/chr/whatsnew/read.asp?com_... http://english.chosun.com/site/data/html_dir/2010/... http://www.basiclaw.gov.hk/en/basiclawtext/chapter... http://www.bycensus2006.gov.hk/FileManager/EN/Cont... http://www.census2011.gov.hk/en/main-table/A124.ht... http://news.gov.hk/en/category/healthandcommunity/... http://www.ssrc.hku.hk/files/language_2/HK_lg_surv... http://www.ssrc.hku.hk/hklangmaps/ http://podcast.rthk.hk/podcast/item_epi.php?pid=31...